Trang phục tái chế từ các loại giấy báo, phế liệu đã qua sử dụng vẫn luôn là những sản phẩm thời trang độc đáo, ý nghĩa và thu hút được nhiều sự quan tâm. Để thực hiện được những trang phục tái chế từ phế liệu giấy báo cũng không hề khó, chỉ với vài bước đơn giản đã có thể biến những tờ giấy báo cũ thành bộ trang phục tái chế vô cùng thời trang.
Cùng Gento tham khảo ngay 15+ cách làm trang phục tái chế cực kỳ đơn giản dưới đây nhé!
Trang phục tái chế là gì?
Trang phục tái chế chính là những thành phẩm độc đáo được sáng tạo và thực hiện từ các loại phế liệu hoặc nguyên liệu tái sử dụng như giấy, báo, chai nhựa, bao bì,…Đây là một sản phẩm thời trang không chỉ độc đáo trong cách thiết kế mà còn là cách để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Những năm gần đây, khi tình hình môi trường tự nhiên toàn càng trở nên trầm trọng thì thời trang tái chế lại càng lên ngôi và trở thành phương tiện tuyên truyền rất hiệu quả.
Các chất liệu tái chế phổ biến
Không kém cạnh những sản phẩm thời trang thông thường, trang phục tái chế cũng được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau từ nguồn phế liệu phong phú.
- Giấy báo đã qua sử dụng: Đây là loại vật liệu tái chế được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong các loại trang phục tái chế. Từ giấy báo, sách vở đã sử dụng có thể tạo ra các sản phẩm thời trang như: áo, váy, túi xách, mũ, vòng cổ…
- Vải tái chế: So với chất liệu tái chế khác thì quần áo cũ, vụn vải thừa vẫn luôn là chất liệu lý tưởng nhất để làm các trang phục tái chế. Những thiết kế áo, váy, quần, áo, khăn quàng cổ…đều có thể thực hiện từ loại chất liệu này.
- Nhựa tái chế: Cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tái chế khác, vật liệu nhựa tái chế còn có thể được chế tạo thành các loại trang phục như váy, quần hay giày dép hoặc sử dụng để làm phụ kiện như dây đeo, khuy áo hay nút áo.
- Kim loại tái chế: Với chất liệu kim loại tái sử dụng, hoàn toàn có thể sáng tạo ra các loại dây chuyền, nhẫn, móc khóa, băng đô vô cùng độc đáo. Một số chất liệu kim loại tái chế phổ biến có thể kể đến như nhôm, sắt, đồng hoặc thép.
- Gỗ tái chế: Các sản phẩm thời trang được làm từ gỗ tái chế cũng rất phổ biến và được ưa chuộng như vòng cổ, vòng tay hoặc lược…
15+ cách thiết kế trang trang phục tái chế độc đáo
1. Thiết kế chân váy từ giấy báo
Một chiếc chân váy được thực hiện từ giấy báo tái chế, cần chuẩn bị một số vật liệu như:
- Bước 1: Chuẩn bị giấy báo đã qua sử dụng, băng keo, kéo và dây chun.
- Bước 2: Lựa chọn thiết kế chân váy theo sở thích và vẽ lên bề mặt giấy báo
- Bước 3: Sử dụng kéo cắt theo đường bút đã vẽ rồi ghép các mảnh lại với nhau bằng keo để tạo hình thân váy.
- Bước 4: Cắt một mảnh giấy có chiều dài tương ứng với eo người mặc.
- Bước 5: Nối phần thân váy với phần eo vừa cắt bằng keo hoặc may.
- Bước 6: Lồng dây chun đã chuẩn bị vào đường eo váy để tạo sự co giãn linh hoạt cho chiếc chân váy là xong.
Thật đơn giản với những bước thực hiện vô cùng cơ bản, bạn đã có thể sáng tạo nên một chiếc chân váy tái chế từ chất liệu giấy báo!
2. Trang trí chiếc váy cũ bằng giấy báo
Không chỉ sáng tạo trang phục mới, bạn còn có thể sử dụng giấy báo để trang trí cho chiếc váy cũ của mình.
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu bao gồm: váy cũ, giấy báo cũ, keo và kim chỉ.
- Bước 2: Tùy ý lựa chọn họa tiết phù hợp với chiếc váy, sau đó sử dụng kéo và cắt thành hình từ giấy báo cũ.
- Bước 3: Cố định các chi tiết lên váy bằng keo.
- Bước 4: Để sử dụng được lâu hơn và cố định chi tiết chắc hơn, có thể sử dụng kim chỉ để may lại.
3. Trang phục tái chế từ bao bố
Những chiếc bao bố đã qua sử dụng, được xử lý sạch sẽ cũng là nguyên liệu hoàn hảo cho các loại trang phục tái chế.
- Bước 1: Dùng dao để rạch bao bố ra thành tấm phẳng lớn.
- Bước 2: Lựa chọn thiết kế, vẽ hoặc in lên bề mặt bao bố rồi cắt theo hình đã vẽ.
- Bước 3: Tiếp theo, ghép và cố định các mảnh của trang phục lại với nhau bằng kim và chỉ.
- Bước 4: Cắt và may thêm chi tiết như viền, cổ áo, xếp ly hay túi bằng vải bố để tạo điểm nhấn.
- Bước 5: Kiểm tra thiết kế, đường may để đảm bảo an toàn và ưng ý là xong.
4. Mẫu trang phục tái chế từ áo mưa
Các loại áo mưa nilon được sử dụng một lần xong bỏ đi là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, hoàn toàn có thể sử dụng linh hoạt để chế tạo trang phục tái chế.
- Bước 1: Xử lý áo mưa đã qua sử dụng sạch sẽ.
- Bước 2: Loại bỏ các phụ kiện như dây, nút cài trên áo.
- Bước 3: Dùng kéo để tạo hình các mảnh áo mưa theo hình dạng phù hợp với trang phục.
- Bước 4: Dùng kim chỉ, may khâu để liên kết các mảnh vải áo mưa, tạo hình theo thiết kế đã chọn.
- Bước 5: Tận dụng vật liệu thừa, có thể tạo thêm những phụ kiện, chi tiết nhỏ để tạo điểm nhấn.
5. Làm váy từ giấy nhún cũ
Thường được thấy trong các sản phẩm thủ công, giấy nhún đã qua sử dụng cũng có thể lựa chọn để làm váy tái chế.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: giấy nhún cũ, băng keo và kim chỉ.
- Bước 2: Đo và cắt giấy nhún thành một dải dài tương ứng với eo người mặc.
- Bước 3:Cố định hai đầu dải giấy vừa cắt để tạo eo váy.
- Bước 4: Theo vòng chân váy, có thể sử dụng keo hoặc kim chỉ để cố định các phần thân váy bằng giấy nhún theo độ dài rộng tùy ý.
- Bước 6: Kiểm tra kỹ trước khi sử dụng và tránh để váy làm từ giấy nhún tiếp xúc với nước.
6. Làm vạt áo hoặc áo vest từ chất liệu tái chế
Sáng tạo các loại vạt áo hoặc áo vest từ loại chất liệu tái chế như giấy báo, túi ni lông hay bao bố đều là những thiết kế vô cùng độc đáo. Cần chuẩn bị các nguyên vật liệu bao gồm: băng keo, giấy báo cũ, kéo và kim chỉ.
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc áo cũ hoặc áo vest không còn sử dụng.
- Bước 2: Cẩn thận tách biệt các phần áo (thân trên và vạt áo).
- Bước 3: Vẽ mẫu vạt áo hoặc chi tiết áo vest theo các phần vừa được tách lên trên bề mặt giấy báo cũ.
- Bước 4: Dùng kéo để cắt theo đường vẽ và tạo hình vạt áo hoặc áo vest.
- Bước 5: Khéo léo ghép các mảnh vải giấy vừa cắt thành hình theo ý và cố định bằng keo.
- Bước 6: Để tạo độ bền cho vạt áo hoặc áo vest lâu dài có thể cố định lại lần nữa bằng kim chỉ hoặc máy khâu.
- Bước 7: Kiểm tra thành phẩm kỹ lưỡng trước khi hoàn thiện.
7. Trang phục tái chế cho bé
Thực hiện trang phục tái chế cũng là cách để bố mẹ kết nối cùng trẻ và thúc đẩy tư duy sáng tạo của con. Một số cách thực hiện bố mẹ có thể tham khảo như sau:
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Vật liệu tái chế (giấy báo, túi ni lông, vải bao bố,….)
- Các loại bút chì, bút màu
- Băng keo
- Kéo
- Dây chun
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Vẽ các thiết kế trang phục như váy, áo, chân váy lên các bề mặt vật liệu tái chế theo sở thích của con.
- Bước 2: Dùng kéo cắt theo hình vẽ có sẵn để tạo hình cơ bản.
- Bước 3: Sử dụng bút chì, bút màu để cùng con tô vẽ các họa tiết theo sở thích.
- Bước 4: Sử dụng băng keo để cố định các mảnh trang phục lại với nhau.
8. Trang phục từ ống hút tái chế
Tái chế ống hút cũng giúp bạn tạo ra những trang phục độc đáo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ống hút nhiều màu
- Băng keo
- Kéo
- Dây chun
- Đinh ghim
Các thiết kế thời trang tái chế từ ống hút màu sắc:
- Cách 1: Cắt và cố định các ống hút màu sắc tùy ý để làm vòng tay, choker hay vương miện tái chế.
- Cách 2: Tạo điểm nhấn trang phục với các họa tiết làm từ ống hút cũ.
- Cách 3: Sáng tạo trang phục dạ hồi đầy màu sắc với ống hút tái chế.
9. Trang phục xe tải cho bé bằng giấy
Một sáng tạo thời trang tái chế cũng là món đồ chơi hay ho cho bé, mẹ tham khảo cách làm trang phục xe tải cho bé bằng giấy cũ dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Giấy màu (ưu tiên chất liệu bìa cứng)
- Bút màu hoặc bút chì
- Kéo
- Băng keo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vẽ các chi tiết của mô hình xe tải lên bề mặt giấy.
- Bước 2: Cắt các chi tiết bằng kéo.
- Bước 3: Trang trí cho trang phục các hình vẽ và màu sắc sáng tạo khác. Ngoài ra, có thể thêm các chi tiết như cửa, gương hay kính xe.
- Bước 4: Sử dụng băng keo hoặc keo dán cố định chắc chắn các mảnh ghép trang phục lại.
- Bước 5: Kiểm tra thành phẩm trước khi sử dụng
10. Trang phục tái chế từ những chai nước cũ
Sáng tạo trang phục từ chai hay lon nước cũ cùng Gento nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lon nước cũ
- Kéo
- Keo dán
- Dây chun
- Bút màu hoặc bút chì
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lon nước sau khi sử dụng thì rửa sạch để khô.
- Bước 2: Xử lý lon nước để lấy những mảnh vải lon.
- Bước 3: Đảm bảo cố định thật chắc chắn các mảnh lon với keo dán, thành tạo hình trang phục như mong muốn.
- Bước 4: Dây chun được sử dụng để định hình phần eo và tạo sự co giãn.
- Bước 5: Sáng tạo các họa tiết trên trang phục tái chế bằng cách vẽ hoặc tô màu tùy ý.
Một cách sáng tạo khác chính là cố định lon, chai cũ lên các loại trang phục cũ để tạo sự mới lạ, độc đáo.
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn chọn vật liệu tái chế
- Chất liệu: Hãy đảm bảo tái chế hiệu quả nguồn vật liệu, có thể lựa chọn các loại vật liệu như giấy báo, nhựa, vải, kim loại…để sáng tạo sản phẩm thời trang mới.
- Tình trạng: Dù là đồ tái chế nhưng vẫn cần đảm bảo độ bền và chất lượng của vật chất tái chế có thể sử dụng.
- Tính thẩm mỹ: Không chỉ về mặt ý nghĩa mà tính thẩm mỹ của trang phục tái chế cũng cần được đảm bảo. Đây cũng là cách hiệu quả để tuyên truyền cho phong trào tái chế và góp phần bảo vệ môi trường.
Đến đây, Gento cũng đã vừa giúp bạn điểm qua top 10 cách làm trang phục tái chế đơn giản mà độc đáo từ các loại vật liệu tái chế. Hy vọng bài viết này có thể lan tỏa tới bạn đọc những ý nghĩa tuyệt vời của thời trang tái chế và bảo vệ môi trường.